Check-in đồi cỏ kochia đỏ rực và làng cổ Oshino Hakkai dưới chân núi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ cao 3.776 mét so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất ở Nhật Bản, và là kết quả của hoạt động núi lửa bắt đầu cách đây khoảng 100.000 năm trước. Ngày nay, núi Phú Sĩ và khu vực xung quanh là điểm đến giải trí phổ biến để đi bộ đường dài, cắm trại và thư giãn. Là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Nhật Bản, du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về Shizuoka và Yamanashi để ngắm nhìn ngọn núi hùng vĩ này. Tuy nhiên, đối với người Nhật, núi Phú Sĩ từ lâu đã trở thành thánh địa tâm linh vô cùng quan trọng và là nguồn cảm hứng nghệ thuật. Và đến Phú Sĩ đừng bỏ qua trải nghiệm ngắm đôi cỏ đỏ rực và thăm làng cổ dưới chân núi.

Đồi cỏ đỏ rực dưới chân núi Phú Sĩ

Mùa thu ở Nhật quyến rũ bởi những đồi cỏ đỏ rực rỡ, đẹp mê lòng người

Công viên Oishi nằm phía bắc hồ Kawaguchi. Nơi có thể vừa ngắm những đồi cỏ đỏ rực mùa thu, vừa chiêm ngưỡng núi Phú Sĩ hùng vĩ. Mùa thu luôn là mùa du lịch cao điểm ở Nhật Bản. Khi những cánh rừng, hàng cây chuyển sắc lá vàng – cam – đỏ. Nhưng mùa thu ở Nhật còn quyến rũ bởi những đồi cỏ đỏ rực rỡ, đẹp mê lòng người.

Mùa thu ở Nhật quyến rũ bởi những đồi cỏ đỏ rực rỡ, đẹp mê lòng người
Mùa thu ở Nhật quyến rũ bởi những đồi cỏ đỏ rực rỡ, đẹp mê lòng người

Cỏ kochia hay còn gọi cỏ đỏ, cỏ cháy, cỏ đổi màu. Chúng được trồng nhiều trên khắp đất nước Nhật Bản. Trong đó có công viên ‘ngàn hoa’ Hitachi với vô vàn loài thực vật tươi đẹp quanh năm. Nhưng những du khách đam mê nhiếp ảnh dường như lại ưu ái cho công viên Oishi dưới chân núi Phú Sĩ hơn. Khi có thể vừa ngắm sắc cỏ, vừa chụp được ngọn núi biểu tượng của nước Nhật.

Mùa cỏ đỏ trùng với mùa lá đổi màu ở Nhật

Mùa cỏ đỏ gần như trùng với mùa lá đổi màu ở Nhậy. Thường là vào cuối tháng 10. Trước đó, vào mùa hè, từng đồi cỏ kochia có màu xanh tươi tốt, đầy sức sống. Rất đông du khách tới đây vào thời điểm giữa đến cuối tháng 10. Nếu may mắn, du khách còn có thể chiêm ngưỡng cả những khóm cỏ đỏ rực lẫn những tán lá đỏ mùa thu. Phía xa là núi Phú Sĩ ở hậu cảnh.

Cỏ kochia thường mọc thành từng bụi thấp, tán tròn độc đáo. Trên thực tế, màu sắc của công viên Oishi không phải lúc nào cũng tươi tắn như trên ảnh. Để có bức ảnh đẹp, bạn cần canh đúng thời điểm như vào ngày nắng đẹp, trời trong. Sau đó cần chỉnh thêm một vài hiệu ứng tăng sắc độ. Không chỉ trồng làm cảnh, trước đây, cỏ kochia được trồng để làm chổi. Loại cây này sản sinh ra hạt tonburi ăn được, là đặc sản của vùng.

Do cảnh đẹp nên khu vực này luôn chật kín du khách. Rất khó để chụp được bức hình ‘sạch’. Công viên Oishi tọa lạc ở phía bắc hồ Kawaguchi, miễn phí vé vào cửa. Để đi tới đây, du khách đi xe bus từ bến Kawaguchiko trên tuyến Fuji Kyuko, xuống ở Kawaguchiko Shizen Seikatsu-kan. Bạn cũng có thể bắt xe bus từ ga Shinjuku (Tokyo).

Làng cổ tuyệt đẹp dưới chân núi Phú Sĩ

Làng cổ Oshino Hakkai nằm tại tỉnh Yamanashi, Nhật Bản. Địa hình nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ tạo điều kiện lý tưởng để khách du lịch tìm tòi, khám phá. Gần khu vực hiện có 10 nghìn cư dân đang sinh sống.

Những cánh đồng lúa bát ngát và rau tươi là niềm tự hào của ngôi làng yên bình này. Rau củ được hái ở đây còn được gọi là “rau tươi cao nguyên”. Vì khu vực nằm ở địa hình khá cao.

Làng cổ tuyệt đẹp dưới chân núi Phú Sĩ
Làng cổ tuyệt đẹp dưới chân núi Phú Sĩ vào mùa thu

Khu vực xung quanh các hồ nước có vô số hoạt động thú vị dành cho người già lẫn trẻ nhỏ. Nhiều nhà hàng gần đây sử dụng các loại rau tươi cao nguyên, cùng nguyên liệu độc đáo của địa phương để tạo ra các món đặc sản chỉ có tại Oshino Hakkai. Đặc biệt nổi tiếng là món mì soba, có nước dùng được làm từ nguồn suối thanh khiết và mì Hoto. Đây là món mì đặc sản của tỉnh Yamanashi được làm từ miso.

Để đến hồ nước Sokonashi có quy mô lớn nhất ở Làng Oshino Hakkai, chúng ta cần đi qua bảo tàng ngoài trời có tên Hannoki Bayashi Shiryokan. Bạn có  thể vào tham quan trang trại được lợp mái tranh truyền thống bên trong bảo tàng. Bên cạnh đó, bảo tàng còn trưng bày nhiều loại đồ gốm thời cổ đại, dụng cụ làm nông của thời xưa và cả áo giáp samurai thực thụ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

five × = 15